HomePhân tích

Luật đặc khu thuế đất 99 năm, sai phạm nghiêm trọng Thủ Thiêm

Luật đặc khu thuế đất 99 năm, sai phạm nghiêm trọng Thủ Thiêm
Like Tweet Pin it Share Share Email

Năm 2018 lĩnh vực bất động sản, nhà đất ghi nhận vụ việc sai phạm nổi cộm ở nhiều nơi trong đó đáng chú ý vụ cháy chung cư lớn, sai phạm nghiêm trọng Thủ Thiêm…

Luật về “đặc khu kinh tế” với nội dung thuê đất 99 năm

Thị trường bất động sản năm 2018 ghi nhận vấn đề gây tranh cãi dù được Luật hóa và thông qua. Cụ thể dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Trong đó, 3 khu vực được dự kiến thành đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).

1-Luật đặc khu thuế đất 99 năm, sai phạm nghiêm trọng Thủ Thiêm

Nội dung gây “nóng” nhất tại dự thảo Luật này liên quan đến quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về thời hạn thuê đất.

Trước nhiều quan điểm trái chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi việc thông qua Dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật, đảm bảo xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Liên tục cháy chung cư

Rạng sáng ngày 23/3/2018, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại khu chung cư Carina Plaza (gồm 3 tòa nhà), tọa lạc tại số 1648, đại lộ Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vụ hoả hoạn nghiêm trọng nhất trong hơn chục năm ở Thành phố Hồ Chí Minh kể từ sau Vụ hoả hoạn ITC năm 2002.

Theo Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, ngọn lửa xuất phát từ một chiếc xe máy SYM Attila trong hầm để xe nằm giữa hai tòa nhà A và B thuộc khu chung cư Carina. Hầm rộng hàng nghìn m2, chứa hơn 1.000 xe máy. Thời gian xảy ra vụ hỏa hoạn hơn 1 giớ. Hệ thống báo cháy không hoạt động, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng toàn hầm, thiêu rụi toàn bộ số xe. Khói độc từ vụ cháy lan ra khu vực cầu thang thoát hiểm và len lỏi vào các căn hộ.

2-Luật đặc khu thuế đất 99 năm, sai phạm nghiêm trọng Thủ Thiêm

Do sự việc diễn ra vào đêm, nhiều hộ dân bị ngộ độc khí trong khi ngủ. Nhiều người lao ra ban công nhưng không tìm được lối thoát.

11h 56 phút trưa cùng ngày, một đám cháy khác bùng phát tại tòa nhà C thuộc khu chung cư Carina khiến nhiều cư dân của tòa nhà A đang tạm trú tại đó tháo chạy hoảng loạn.

Vụ hỏa hoạn khiến 13 người chết, 91 người phải nhập viện, nhiều người trong tình trạng nguy kịch. Vụ hỏa hoạn tại tòa nhà C khiến 1 Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy bị thương.

Vụ cháy Carina chưa hết nóng thì chiều ngày 25/5, một vụ hoả hoạn đã xảy ra tại chung cư Fodacon (Hà Đông, Hà Nội). Theo nhân chứng, vụ cháy xảy ra tại tầng 18 sau đó khói nghi ngút bốc lên khắp cả toà nhà.

Hàng trăm cư dân khu Fodacon hoảng loạn tháo chạy khỏi toà nhà trong khi cảnh sát PCC triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn.

Đến 19h30, hỏa hoạn được không chế. Qua rà soát, lực lượng chức năng không phát hiện người mắc kẹt. Trường hợp duy nhất bị thương phải vào bệnh viện cấp cứu là người đàn ông mặc áo dân quân tự vệ bị kính từ tầng 18 rơi trúng mặt.

Ngày 11/10, Khu chung cư 12T5 (phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bất ngờ bốc hỏa từ tầng thứ 12 sau khi có tiếng nổ lớn, khiến hàng trăm người dân sinh sống tại đây hoảng loạn tháo chạy.

Lực lượng cảnh sát PCCC đã điều đồng nhiều xe chữa cháy, cùng hàng chục chiến sỹ đến hiện trường tiến hành dập lửa. Sau gần 1 giờ, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.

Sai phạm nghiêm trọng thu hồi đất Thủ Thiêm

Khu đô thị mới Thủ Thiêm (gọi tắt là Thủ Thiêm) là một “siêu dự án” có đến gần 15.000 hộ dân thuộc diện đền bù, giải tỏa với hơn 60.000 nhân khẩu đã di dời.

Ngày 27/5/1996, UBND TP HCM trình Thủ tướng đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5.000 (thời điểm đó thuộc H.Thủ Đức). Trên cơ sở tờ trình của TP HCM, ngày 4.6.1996 Thủ tướng ký Quyết định 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) được công bố, sai phạm tại Thủ Thiêm chủ yếu về điều chỉnh ranh quy hoạch và bố trí đất tái định cư (TĐC), xảy ra trong giai đoạn đầu thực hiện. Đây chính là “nguồn cơn” của việc khiếu nại, tố cáo kéo dài hơn chục năm qua.

3-Luật đặc khu thuế đất 99 năm, sai phạm nghiêm trọng Thủ Thiêm

 

Về điều chỉnh ranh quy hoạch, kết luận chỉ rõ Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998 về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Thủ Thiêm đã điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền; trách nhiệm trực tiếp thuộc Kiến trúc sư trưởng TP, các sở, ngành liên quan và UBND TP HCM.

Quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm nêu rõ quy mô 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha với dân số khoảng 200.000 người, khu TĐC 160 ha với dân số 45.000 người. Sau khi có Quyết định 367, TP HCM đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến khu đô thị này bị “biến dạng” và đó là một trong những nguyên nhân phát sinh nhiều hệ lụy.

Lần “biến dạng” đầu tiên dẫn đến “nhập nhèm” ranh quy hoạch, xuất phát từ Quyết định số 13585/KTST-QH do ông Lê Văn Năm, Kiến trúc sư trưởng TP (nay là Sở QH-KT) ký đã điều chỉnh diện tích và ranh giới, trong đó giảm khoảng 26,3 ha (bao gồm 3 ha mặt nước) so với Quyết định số 367/TTg, với lý do “đã giao đất cho 5 doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại với tổng diện tích 23,3 ha thuộc P.Bình An, Q.2 trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và bổ sung vào trong ranh quy hoạch khoảng 4,3 ha thuộc một phần KP.1, P.Bình An hiện nay”. Chính việc “nhập nhèm” này khiến vị trí, giới hạn quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TPHCM xác định rõ, cụ thể trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm khi thực hiện dự án khu đô thị này.

UBND TPHCM cũng cần phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành liên quan để kiểm tra, rà soát, kiến nghị với Thủ tướng biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc quy hoạch, giao đất, thực hiện đầu tư tại các dự án thuộc các Khu tái định cư theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đánh thuế nhà có giá trị trên 700 triệu đồng

Tháng 4/2018, Bộ Tài chính đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên. Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính muốn đánh thuế nhà ở có giá trị trên 700 triệu đồng với mức thuế từ 0,3-0,4%. Còn nhà có giá trị dưới 700 triệu đồng không bị đánh thuế.

Chẳng hạn, với ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng thì một căn nhà có giá trị 800 triệu đồng sẽ bị đánh thuế với phần giá trị 100 triệu đồng, tức 0,3-0,4% của 100 triệu đồng.

Ngay khi đề xuất này được đưa ra, dư luận đã phản ứng dữ dội, hầu hết là không đồng tình với phương án đánh thuế nhà Bộ Tài chính đưa ra. Các ý kiến phản đối cho rằng mức đánh thuế đó là chưa phù hợp và “tận thu”.

Vì thế, Bộ Tài chính đã phải kéo dài thêm thời gian xây dựng dự thảo Luật Thuế tài sản để nghiên cứu phương án phù hợp.

Tranh cãi pháp lý về Condotel (căn hộ khách sạn)

Thời gian qua, condotel đã gây ra nhiều tranh cãi về pháp lý cũng như cam kết đầu tư. Các năm qua, đã có vài địa phương “xé rào”, cấp “sổ đỏ ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở” cho người mua căn hộ condotel.

Các chủ đầu tư dự án condotel đã đạt được lợi nhuận rất lớn, do giá bán căn hộ condotel tương đương giá bán căn hộ cao cấp, trong lúc giá thành thấp và nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án vào ngân sách nhà nước chưa tương xứng.

Có ý kiến cho rằng việc làm của các địa phương này là trái với quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Bởi Luật Đất đai hiện hành không có quy định cấp “sổ đỏ” ổn định lâu dài mà chỉ quy định cấp “sổ đỏ” có thời hạn cho người mua condotel.

Trong thời gian chờ Bộ Xây dựng tập trung nghiên cứu để có những hướng dẫn cụ thể về quản lý condotel, một số địa phương đã tạm dừng chấp thuận dự án condotel để tránh những tranh chấp.

Comments (0)

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *