HomeTin Tức

Tổng quan thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Tổng quan thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam
Like Tweet Pin it Share Share Email

Trong khoảng vài năm trở lại đây, bất động sản công nghiệp được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ vào sự chuyển đổi, phát triển của nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có nhiều dấu hiệu tích cực xuất hiện trên thị trường với các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp và sự gia tăng diện tích đất công nghiệp mới.

Tổng quan thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp là gì?

Bất động sản công nghiệp là dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và một số công trình khác như: kho bãi, nhà xưởng cho thuê, khu đô thị, khu bảo quản cho thuê, văn phòng công ty cho thuê và các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp.

Thực trạng bất động sản công nghiệp trên thị trường Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những tháng vừa qua đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ trong năm 2020.

Trong số các lĩnh vực mà các nhà đầu tư đã đầu tư vào Việt Nam thì ngành đầu tư công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 3 với vốn đăng ký 1,16 tỷ USD.

Thực trạng bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê, tốc độ GDP quý II năm 2021 tăng 6,61% so với cùng kỳ 2020, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II năm 2020. Tính chung, GDP của 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất.

Dựa vào số liệu trên có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu nhưng thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam được xếp vào hàng cao so với đất nước khác trên thế giới. 

Đặc biệt, khi nhìn từ chỉ số về FDI của nền kinh tế vĩ mô bất động sản công nghiệp Việt Nam được được đánh giá là phân khúc “sáng” đối với thị trường nhà đất trong năm 2021 nhờ ưu thế từ Hiệp định thương mại tự do và sự căng thẳng thương mại giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã hỗ trợ rất tốt trong quá trình chuyển giao công nghệ và kiến thức, từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi các ngành công nghiệp mang tính địa phương và giá trị thấp sang các ngành có giá trị tốt và cao hơn. Bên cạnh đó, đối tượng thu hút dòng tiền trong thời gian tới đây sẽ là các khu công nghiệp đã được quy hoạch dự kiến.

Mặt khác, các chuyên gia cũng nhận định rằng, nhu cầu về kho vận logistics cũng là cơ hội hỗ trợ đáng kể trong việc giúp bất động sản công nghiệp phát triển mạnh trong tương lai.

Nhìn chung, năm 2020 và 2021 do tác động của dịch bệnh, bất động sản công nghiệp vẫn có sự tăng trưởng tương đối tốt, từ ngắn hạn cho đến trung hạn. Đặc biệt, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và khống chế, phân khúc này sẽ bứt phá mạnh mẽ về cả nguồn cầu lẫn cung.

Cơ hội và thách thức của bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Dự đoán bất động sản công nghiệp sẽ là tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam nhưng song song đó vẫn tồn tại 2 mặt: Cơ hội và Thách thức. 

Cơ hội và thách thức của bất động sản công nghiệp trong tương lai

Cơ hội

Với những thử thách trên đã phần nào ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư nhưng nếu suy nghĩ thông suốt thì lợi thế đang nghiêng về cơ hội. Bất động sản công nghiệp đang thể hiện rõ xu hướng được nhiều người đầu tư trong tương lai.

Trong thời gian gần đây, nhu cầu thuê đất, nhà máy gia tăng đột biến. Đây là lý do khiến bất động sản công nghiệp trở nên sôi nổi, nhộn nhịp hơn và đang ngày càng khởi sắc.

Thách thức

Theo nguồn từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, thị trường bất động sản chịu áp lực không nhỏ từ đại dịch, cũng như sự thay đổi về thủ tục hành chính. Một số doanh nghiệp đầu tư gặp khó khăn bởi các công trình đang thi công bị gián đoạn trong thời gian dài cùng với chuỗi cung ứng hàng hóa biến động khiến cho việc kinh doanh trở nên thua lỗ.

Điều này có thể thấy được nếu so với những lần bùng phát dịch trước, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản. Thực tế cho thấy, các hoạt động bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng đang giảm sút đi từ 60 đến 70%. Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% sàn giao dịch phải đóng cửa, do thiếu hụt nguồn cung, khách hàng và các nhà đầu tư không dành nhiều sự quan tâm mà thay vào đó họ tập trung lực lượng để khắc phục hậu quả.

Đối với thị trường bất động sản công nghiệp nói riêng, dịch Covid-19 cũng đặt ra thách thức trong các hoạt động logistics, xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa để phục vụ đầu tư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Tiềm năng bất động sản công nghiệp trong tương lai

Sức hút của bất động sản công nghiệp

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: “Sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố: chi phí lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi”. Chúng ta có thể tin rằng, bất động sản công nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Điều này được thể hiện thông qua tiềm năng sẵn có và tiềm năng mới. Cụ thể như:

Tỷ lệ lấp đầy tương đối cao

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế tính từ tháng 11/2019 đến nay cho thấy, cả nước có tổng cộng 335 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 79 khu đang xây dựng và 256 đã đi vào hoạt động. Số liệu ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trung bình ở mức 75% trở lên. Cho dù vậy, nguồn đất công nghiệp cũng liên tục tăng cao nhờ sự tăng trưởng mạnh trong tốc độ phát triển công nghiệp. 

Có thể thấy, bất động sản công nghiệp có sức hút không hề kém cạnh so với những phân khúc khác. Đây chính là một phân khúc với lựa chọn an toàn tại thời điểm hiện tại.

Giá thuê có xu hướng tăng

Giá bất động sản công nghiệp Việt Nam tương đối cao, tầm khoảng 95 USD/m2 cho chu kỳ thuê 50 năm. Ở nhiều nơi có tốc độ phát triển mạnh, mức giá còn cao hơn nữa. Điều này cho thấy nhu cầu thuê lớn, do đó mức giá mới được đẩy lên cao. Để khai thác được lợi thế của thị trường nói chung, các nhà đầu tư nên tận dụng tối đa nguồn lực của mình. 

Hình thành nhiều cụm công nghiệp trọng điểm

Tương lai sẽ xuất hiện nhiều cụm công nghiệp trọng điểm

Tại khu vực phía Bắc có các chính sách hạ tầng, thủ tục pháp lý được đổi mới có thể kể đến những cụm công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng. Còn khu vực miền Trung, tỉnh Đà Nẵng và Quảng Ngãi thu hút được rất nhiều dự án đầu tư bất động sản mới. Ở khu vực miền Nam có diện tích lớn nhất cả nước, đây là một trong những lợi thế khiến cho khu vực này trở thành khu vực phát triển năng động nhất, có thể kể đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hiện đại

Các khu công nghiệp tại Việt Nam ngày càng đổi mới để trở nên phát triển và hấp dẫn hơn, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ về. Sự dần chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại là một trong những thay đổi lớn nhất, nhất là khu công nghiệp ở miền Nam.

Cụ thể:

  • Các khu công nghiệp đã xây dựng nhà xưởng cao tầng: Thay vì sử dụng mô hình truyền thống thì họ đã chuyển sang mô hình khu thương mại, dịch vụ, khu công nghệ cao gắn với đô thị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
  • Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, song song với nó là hoạt động cho thuê bất động sản công nghiệp. Ví dụ: Cho thuê văn phòng làm việc, giáo dục, căn hộ, các dịch vụ giải trí, mua sắm, vui chơi,…
  • Việc nghiên cứu mô hình kiểu mới cung cấp dịch vụ cũng là một trong những vấn đề tiếp tục cần được chú trọng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng năng lượng tái tạo…

Việc kết hợp sự chuyển đổi này đang ngày càng được chú trọng và trong thời gian tới “yếu tố xanh” sẽ là xu hướng. Việc duy trì chất lượng môi trường sống khi kết hợp giữa sản xuất với khu dịch vụ, tiện ích, nhà ở trong cùng dự án là cực kỳ thiết thực.

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng dự án bất động sản xanh chưa nhiều, nhất là ở phân khúc bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên với sự xuất hiện của dự án Khu công nghiệp Trần An Tân Phú của Trần Anh Group là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam, mang đến nhiều kỳ vọng về một không gian sống và làm việc theo các tiêu chuẩn hiện đại, tiện nghi và chất lượng. 

Qua bài viết trên, có thể thấy, bất động sản công nghiệp trong tương lai sẽ trở thành phân khúc đầu tư đầy tiềm năng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách mới nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường phát triển đúng và hết mức có thể với lợi thế tiềm năng sẵn có.

>> Xem thêm:

Comments (0)

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *